HÓA CHẤT TẨY CÁU CẶN LÒ HƠI
Nguyên nhân đóng cáu cặn bên trong nồi hơi và biện pháp phòng ngừa
Sự bám cáu cặn bên trong nồi hơi:
Nồi hơi sau một thời giạn sử dụng, khi ngưng nồi hơi và kiểm tra bên trong ta thấy:
- Trên các bề mặt trao đổi nhiệt bị phủ một lớp cáu mịn, đặc điểm của lớp này rất cứng và bám chắc vào bề mặt đốt (bề mặt càng nhám lớp bám càng dày).
- Bụng (đáy) nồi hơi, bao hơi, ống góp có một lớp bùn nhão động lại. Bề dày của lớp này phụ thuộc vào viêc xả lò, hiệu quả của việc xả đáy lò và sự tuần hoàn của nước trong nồi.
- Ở khu vực rănh giới phần chứa hơi và nước có một dãy trắng mờ mờ nhưng bột xốp dính lại làm nên sự ăn mòn kim loại ở khu vực rănh giới này. (ở một số nồi hơi người ta thiết kế ống xả ván ở khu vực rănh giới mực nước -> giảm sự ăn mòn kim loại).
Lưu ý: lNếu chất lượng nước cấp vào nồi tốt thì nồi sẽ ít bị bám cáu cặn
Điều kiện sinh thành cáu:
- Độ hòa tăn của muối trong nước được đánh giá bằng tích số hòa tan của muối, ký hiệu : TH
- TH = [ Cation+].[Ănion–] (gọi là tích sốnồng độ)
- Khi nồng độ các ion trong nước tăng lên, tích số này tăng lên đến một mức nào đó đạt trạng thái bảo hòa gọi là độ hòa tan của muối
- Khi TH < độ hòa tan của muối trong dung dịch thì không sinh cáu.
- Khi TH > độ hòa tan của muối trong dung dịch pha thì cứng tách, rồi ra sinh thành cáu.
Quá trình sinh cáu cặn
Những pha cứng đầu tiên tách ra bám trên các bề mặt đốt của nồi hơi ở dạng mầm tinh thể, những mầm này phát triển trở thành lớp cáu .Bề mặt càng nhám thì càng dễ bám cáu. Ở những nơi nào trong nồi có sự tuần hoàn của nước càng lớn thì cáng ít bám cáu. Độ đục của nước càng lớn thì càng tạo điêu kiện phát sinh cáu.
Nguyên nhân sinh cáu cặn trong nồi hơi.
- Trong nồi hơi nước bổc hơi liên tuc (hơi sạch) làm cho nồng độ của muối trong phần nước còn lại tăng dần lên và đạt đến giới hạn hòa tan của muối dẫn đển pha cứng tách ra rồi sinh thành cáu.
Những biện pháp nhằm ngăn ngừa hoặc giảm sự đóng cáu trong nồi hơi:
- Xử lý nước cấp vào nồi đúng theo chỉ tiêu nước cấp quy định.
- Tuyết đối không được bổ sung nước chưa quả xử lý vào nồi hơi.
- Thường xuyên xả đáy nồi hơi vào thời điểm thích hợp để đạt hiệu quả xả đáy cao.
- Định kỳ thay nước nồi hơi để giảm nồng độ muối của nước trong nồi.
- Thường xuyên xả van (đối với nồi có lắp van xả hay còn gọi là văn xả bề mặt nước) vào thời điểm thích hợp để đạt hiệu quả xả van nước cao.
- Định kỳ lấy mẫu nước kiểm tra các chỉ tiêu nước cấp theo quy định để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Sự hư hỏng kim loại nồi hơi và những biện pháp ngăn ngừa:
Những nguyên nhân gây hư hỏng kim loại nồi hơi:
Kim loại nồi hơi bị ăn mòn do ôxy hóa:
- Ở điều kiện nhiệt độ bình thường kim loại bị ôxy hóa tạo thành Fe2O3.
Phản ứng oxy hóa: 4Fe + 3O2 = Fe2O3.
- Ở điều kiện nhiệt độ cao và thiếu oxy, Fe2O3 lại tiếp tục ôxy hóa kim loại để tạo thành Fe3O4. Phản ứng ôxy hóa như sau: 4Fe2O3 + Fe = 3 Fe3O4
- Như vậy khi nồi hơi không hoạt động, nếu không được bảo quản mòn tốt thì oxy trong không khí sẽ xâm nhập vào nồi hơi và gây ăn mòn kim loại (tạo thành Fe2O3.). Sản phẩm của sự ăn mòn này là là chất oxy hóa khi nồi hơi làm việc trở lại. Như vậy nồi hơi bị ăn mòn thành 2 lần.
Kim loại nồi hơi bị ăn mòn do điện hóa (tạo thành pin điện cực):
- Trong nồi hơi, khi nồng độ nhưng chất muối hòa tan trong nước nồi hơi cao thì khi nồi hơi hoạt động sẽ tạo thành một lớp bột muối nổi trên bề mặt nước, lớp bột muối này bám lên bề mặt kim loại ớ vung rănh giới mực nước và nồi gây nến sự ăn mòn do sự trao đối i-on giữa i-on kim loại và i-on của muối (gọi là ăn mòn do điện hóa).
- Để ngăn ngừa sự ăn mòn nay ta phải định kỳ thay nước nồi hơi để giảm nồng độ muối hòa tan trong nước nồi.
- Trong nồi hơi, khi bề mặt kim loại bị bám cáu cặn thì cũng xảy rà sự ăn mòn do trao đổi i-on giữa kim loại và muối (thành phần của lớp cáu là muối) -gọi là ăn mòn do điện hóa.
Để ngăn ngừa sự ăn mòn nay ta phải ngăn ngừa sự bám cáu cặn trong nồi hơi.
Kim loại nồi hơi bị hỏng do mỏi:
Trong quả trình sử dung nồi hơi, sự co giãn kim loại nồi hơi xảy ra khi nhiệt độ và áp suất trong nồi hơi thay đổi. Sự co giãn này lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm kim loại bị mỏi, tạo thành nhưng vết rạn nứt.
Để ngăn ngừa sự hư hỏng này, trong quả trình sử dụng nồi hơi ta phải hạn chế sử thay đổi nhiệt độ kim loại nồi hơi đột ngột. Khi khởi động những nồi hơi đốt dầu ớ trạng thái nồi nguội (nước trong nồi đăn nguội) ta nên sử dụng chế độ đốt nhỏ hoặc đốt gián đoạn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.